Hôm nay, ngày 29/03/2024

DỊCH VỤ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

LIÊN KẾT WEBSITE

Đối tác - Quảng cáo

Thống kê

Số lượt truy cập 400.702
Tổng số Thành viên 9
Số người đang xem 2
RĂNG NHIỄM FLUOR VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Đăng ngày: 24/12/2014 10:23
RĂNG NHIỄM FLUOR VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
RĂNG NHIỄM FLUOR
    Trong thiên nhiên, Fluor luôn ở trạng thái kết hợp với một chất khác như calci, phosphate hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước với một lượng nhỏ Fluor. Ở dạng thực phẩm, Fluor có trong cá biển, trà, rau, mễ cốc (đậu, bắp...), trong xương răng của con người và động vật. Fluor có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sâu răng, làm răng cứng chắc hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng có thể sẽ dẫn đến tình trạng răng nhiễm Fluor

FLUOR VÀ MEN RĂNG

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể. Thành phần chủ yếu của men răng là apatit, chiếm đến 96%. Fluor là nguyên tố không mùi vị, có khả năng ngấm vào men răng, biến các apatit thành fluoroatit, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan trong acid nên phòng được sâu răng.

Trẻ từ khi mới sinh cho đến 7-8 tuổi, nếu cơ thể hấp thu tốt Fluor qua nước uống, sữa, muối, viên Fluor... thì Fluor sẽ ngấm vào men răng. Sau 7-8 tuổi nếu dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có pha Fluor thì các ion Fluor có thể ngấm thêm vào men răng cho đến 12-15 tuổi.

RĂNG NHIỄM FLUOR VÀ NGUYÊN NHÂN

Răng nhiễm fluor là sự thay đổi hình thái của men răng do sử dụng quá nhiều Fluor trong một thời gian dài khi các răng đang được hình thành và phát triển dưới nướu. Như vậy chỉ có trẻ em dưới 8 tuổi có thể có răng nhiễm fluor do các răng này đang phát triển dưới nướu. Sau khi răng mọc qua nướu và xuất hiện trong miệng thì răng sẽ không có khả năng bị nhiễm fluor nữa. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phụ thuộc vào liều lượng, thời gian sử dụng.

CÁC DẠNG RĂNG NHIỄM FLUOR

     Răng nhiễm Fluor rất nhẹ và nhẹ sẽ có rải rác những đốm trắng như tuyết. Những thay đổi này hầu như không đáng kể và rất khó nhìn thấy, phát hiện tình cờ khi được các bác sĩ khám răng. Nhiễm Fluor mức độ trung bình có đốm trắng lớn và nặng khi bề mặt răng rỗ,  thô ráp.

CÁC NGUỒN CUNG CẤP FLUOR CÓ THỂ DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM FLUOR

     Kem đánh răng (nếu nuốt phải).
     Uống nước sinh hoạt có chứa fluor.
     Đồ uống và thực phẩm chế biến với nước có chứa fluor.
     Bổ sung chế độ ăn uống theo toa có chứa fluoride (vô tình nuốt nhiều lần nước súc miệng với Fluor theo chương trình nha học đường).
   

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Trẻ dưới 6 tuổi thường kiểm soát kém phản xạ nuốt và thường xuyên nuốt kem đánh răng.Trẻ em vô tình nuốt kem đánh răng và sử dụng không phù hợp của sản phẩm nha khoa khác có chứa fluor có thể dẫn đến lượng lớn hơn so với mong muốn. Vì lý do này, các bậc phụ huynh nên giám sát việc sử dụng kem đánh răng có fluor cho trẻ em dưới 6 tuổi.

    Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không sử dụng kem đánh răng có fluor trừ khi được các bác sĩ tư vấn. Cha mẹ nên làm sạch răng của con mình ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện bằng cách đánh răng mà không có kem đánh răng với bàn chải lông mịn nhỏ và nước sinh hoạt.

    Đối với trẻ từ 2-6 tuổi, dùng một lượng kem đánh răng có Fluor với kích thước bằng hạt đậu để chải răng cho bé, khuyến khích con nhổ kem đánh răng ra sau khi đánh.

    Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng có fluor mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể gây nguy cơ nhiễm fluor cho răng nếu trẻ vô tình nuốt nước súc liên tục. Súc miệng với Fluor cần được hạn chế ở trẻ em, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều nguồn cung cấp Fluor khác trong sinh hoạt hằng ngày. Nước súc miệng chứa Fluor chỉ nên nhắm vào các cá nhân và các nhóm có nguy cơ bị sâu răng cao.

    Sử dụng nguồn nước khác cho trẻ em dưới 8 tuổi nếu nước uống chính có trên 2 mg fluor trong 1 lít nước

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Tật nghiến răng
TORUS (LỒI XƯƠNG)
Răng vĩnh viễn bị gẫy - Nên làm gì ?
Chỉ tơ nha khoa
Đánh răng đúng cách - Theo phương pháp Bass cải tiến
Tẩy trắng răng
Nha khoa tổng quát

Nha khoa Minh Triết

120 Lý Tự Trọng, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Email: tmtriet2004@yahoo.com - ĐT: 0710 389 6607 - 0939 25 1515  -  01222 89 6607

Copyright Nha khoa Minh Triết. All rights reserved